GS Trần Văn Giàu vừa vĩnh biệt chúng ta, vượt qua ngưỡng cửa tuổi 100 và để lại hơn 150 công trình nghiên cứu về triết học, tư tưởng, lịch sử và văn học...
Trước ngày GS Trần Văn Giàu đi xa, một số nhà nghiên cứu đã sơ bộ tổng kết các tác phẩm của ông và nêu lên 3 công trình triết học đáng chú ý là: Biện chứng pháp (1955), Vũ trụ quan (1956), Duy vật lịch sử (1957) và 2 công trình về lịch sử tư tưởng quan trọng: Sự phát triển của tư tưởng ở Việt Nam từ thế kỷ 19 đến Cách mạng tháng Tám (1993, dày hơn 1.000 trang), Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam (1993). Ông chủ biên bộ Lịch sử cận đại Việt Nam (1963) và đồng chủ biên (với nhiều tác giả) bộ Địa chí văn hóa TP.HCM (1998)... Theo PGS Trần Hữu Tá “thành tựu của ông trong lĩnh vực nghiên cứu lịch sử đa dạng và phong phú hơn cả; trong hoạt động nghiên cứu văn học, ông đã khảo sát toàn bộ nền văn học dân tộc, từ văn học dân gian đến văn học hiện đại. Ông không dựng những bức tranh toàn cảnh, hệ thống của văn học lịch sử Việt Nam mà đi sâu, đột phá vào một số trọng điểm như thần thoại, truyền thuyết”.
Các nghiên cứu về ông chắc chắn sẽ còn tiếp tục. Phần chúng tôi, nhớ lại cách đây đã lâu, trong một dịp đến nhà chúc mừng sinh nhật giáo sư, đã nghe ông phát biểu về mình như sau: “Tôi nói ngay rằng tôi không phải là một nhà văn, cũng không phải là nhà nghiên cứu văn học. Tôi là một thầy giáo về sử, mong muốn tìm hiểu lịch sử tư tưởng Việt Nam mà văn học là kho chứa đựng nhiều tư liệu có liên quan. Vì vậy khi nghiên cứu văn học, tôi chú ý đến vấn đề tư tưởng hơn là những vấn đề khác. Những bài viết đăng báo trong mấy chục năm được tôi chọn đưa vào tập Trong dòng chủ lưu của văn học Việt Nam: tư tưởng yêu nước. Tôi đề cập đến tư tưởng chủ yếu của người Việt thời cổ qua những chuyện đứng đầu trong thần thoại và truyền thống; cuộc đấu tranh giữa thần bí và duy lý trong Phật giáo Giao Châu thế kỷ V; mấy đặc điểm trong nội dung tư tưởng của thơ văn đời Lý: Lý Thường Kiệt với Lộ bố đánh Tống và Nam quốc sơn hà; Trần Quốc Tuấn với Hịch tướng sĩ; về Nguyễn Trãi, người đứng đầu một văn phái yêu nước, thương dân, có tư tưởng cao cả; về Nguyễn Đình Chiểu với Đạo làm người; về Phan Bội Châu: chính khách, nhà văn, nhà tư tưởng; về chữ quốc ngữ La-tinh: từ vũ khí xâm lược của thực dân trở thành vũ khí đấu tranh giải phóng dân tộc; về chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa cộng sản…”.
Những khẳng định ấy đăng trên Báo Thanh Niên trước đây, được giáo sư đọc và xác nhận. Nay tuy vĩnh biệt chúng ta, song sự nghiệp của giáo sư vẫn còn đó, xúc động và hiển nhiên như tồn tại của Giải thưởng khoa học Trần Văn Giàu do giáo sư sáng lập và hiến tặng 1.000 lượng vàng lấy từ tiền bán nhà của mình để làm quỹ ban đầu cho giải thưởng.
Giải được trao theo tâm nguyện của giáo sư cho 2 lĩnh vực mà cả đời giáo sư đã nghiên cứu và giảng dạy, đó là lịch sử và lịch sử tư tưởng. Theo ông Tô Bửu Giám, hiện là Chủ tịch Ủy ban Giải thưởng Trần Văn Giàu, thì điều giáo sư mong mỏi là các thế hệ tiếp nối sự nghiệp của giáo sư, nhất là những nhà khoa học trẻ, sẽ tiếp tục đi sâu nghiên cứu và sáng tạo trên hai lĩnh vực này trên vùng đất phía nam của Tổ quốc (Nam Bộ và cực Nam Trung Bộ - B2 thời kháng chiến).
Mỗi năm có hai giải, giá trị như nhau: một cho lĩnh vực sử học, một cho lĩnh vực tư tưởng; yêu cầu của mỗi lĩnh vực là những phát hiện có tính sáng tạo, những gì mới, có nghĩa là những vấn đề chưa được nghiên cứu hay đã nghiên cứu nhưng chưa sâu, chưa có luận cứ khoa học giải thích vững chắc, chưa in thành sách hoặc đã in thành sách thì không quá hai năm kể từ ngày in và phát hành. Ủy ban giải thưởng nêu rõ: “Cái MỚI hoàn toàn không có nghĩa xuất phát từ số không mà có sự tiếp nối kế thừa nhưng có điểm khám phá mới – ví như cuốn Óc Eo, vấn đề đã đặt ra do bác sĩ Gore từ 1879 và L.Malleret (1937-1941), Óc Eo được khai quật đầu tiên năm 1943. Đề tài nghiên cứu đa dạng, phong phú, không cứ chỉ là đề tài bác học mà còn cả về những vấn đề ta đã tiếp xúc trong cuộc sống hàng ngày, nhưng chưa đi sâu lý giải như tên một tỉnh, một vùng đất, một nhân vật, một tập quán, một đạo giáo, một phong tục riêng của vùng đất B2. Người tham gia bất kể là sống ở vùng miền nào, người Việt tại nước ngoài đều có thể dự giải”.
Ngoài những điểm nêu trên, cũng theo ông Tô Bửu Giám, điều quan trọng theo nguyện vọng của giáo sư là phát hiện, nghiên cứu, lý giải những gì MỚI để làm giàu cho đời sống văn hóa xã hội của một vùng đất mới chỉ khoảng 500 năm (nếu kể từ ngày Lễ thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh vào Nam chính thức đưa vùng đất này vào cương vị lãnh thổ Việt Nam thì chỉ hơn 300 năm), một thời gian rất ngắn so với lịch sử trên 4.000 năm của Tổ quốc chúng ta:
“Cái MỚI như trên đã nói là cái khó nhất. Tâm tư, nguyện vọng của giáo sư, người suốt đời nghiên cứu, viết sách, dạy sử Việt Nam, là muốn trong giáo trình giảng dạy, nghiên cứu có thêm những tài liệu, sử liệu tiêu biểu cũng như lịch sử khai phá, xây dựng của vùng đất này để không chỉ cho nhân dân miền Nam mà cả nước cùng biết, cùng thêm yêu quý Tổ quốc hùng vĩ, giang sơn gấm vóc Việt Nam, để cùng chung sức bảo vệ, xây dựng cả trong hiện tại và ngàn đời về sau”. Tuy có quy định mỗi năm phát giải một lần, nhưng trong 8 năm qua, kể từ khi giải thưởng bắt đầu hoạt động vào tháng 7.2002, mặc dù rất cố gắng, chỉ mới trao được 5 giải, chưa đáp ứng được kỳ vọng của người sáng lập ra giải. Vì thế Ủy ban giải thưởng nhận thấy chỉ có một giải cho mỗi lĩnh vực lịch sử và lịch sử tư tưởng mà không có giải 2, giải 3 và giải khuyến khích là thiếu hấp dẫn cho người nghiên cứu muốn dự giải vì rất khó mà đạt giải (dù giá trị mỗi giải khá cao - khoảng 100.000.000đ đến 250.000.000đ/mỗi giải). Ủy ban giải thưởng cũng có nhiều lần đề nghị với giáo sư thêm giải 2, 3, giải khuyến khích và chia tiền thưởng của một giải này làm 2, 3 giải, nhưng giáo sư đều không đồng ý vì cho rằng 1 giải với giá trị giải thưởng cao để động viên người nghiên cứu tìm hiểu và phát hiện ra vấn đề mới. Trước ngày GS Trần Văn Giàu qua đời khoảng một năm, Ủy ban giải thưởng đã gợi ý các đề tài dưới đây:
1. Về lịch sử vùng đất, con người thì Nam Bộ rất phong phú. Chỉ riêng quá trình hình thành vùng đất Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ... đã có nhiều điểm cần nghiên cứu. Lịch sử hình thành thôn xóm Nam Bộ, lịch sử đấu tranh với thiên nhiên trong khai hoang lập đất, đấu tranh để bảo vệ vùng đất trong mối quan hệ giữa các nước láng giềng, trong nội bộ miền đất mới này... cũng đặt ra nhiều vấn đề cần đi sâu, giải thích cặn kẽ để hiểu đúng. Về các nhân vật lịch sử gắn với vùng đất B2 cũ rất nhiều và mỗi nhân vật đều có những nét riêng rất tiêu biểu.
2. Về lịch sử tư tưởng thì các lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo, đặc biệt chỉ có riêng trong Nam như đạo Cao Đài, Hòa Hảo, Tứ Ân Hiếu Nghĩa, các đạo như: đạo thờ cúng ông bà, đạo Dừa, đạo Ông Trần, lịch sử, ý nghĩa các lễ thờ cúng Ông Bổn, bà Thiên Hậu, các lễ Nghinh Ông, thờ Nam Hải Ngạc Thần cùng các tín ngưỡng tôn giáo của đồng bào Chăm, gốc Khmer, gốc Hoa như đạo Bà La Môn, Ấn giáo, Phật giáo Đại thừa, Tiểu thừa... rất cần được đi sâu tìm hiểu. Về đạo đức ảnh hưởng của Lão giáo, Khổng giáo biến dạng ở Nam Bộ như thế nào? Các phong tục tập quán, các lễ hội ở B2 rất đa dạng: các Tết Nguyên tiêu, Tết Dolta, Tết Chol Xờ Nam Thmây, Tết Rơ mư wan (của dân tộc Chăm), ngày hội Diên Trì, lễ Vu lan, lễ hội Bà Chúa Xứ (An Giang), núi Bà Đen (Tây Ninh)... đều rất đông người đến dự, các dân tộc đều coi như ngày hội của mình... Tất cả đều cần nghiên cứu kỹ nguồn gốc truy tầm lịch sử tư tưởng, ý nghĩa tâm linh của nó.
*** Quỹ ban đầu do giáo sư đưa ra là 1.000 lượng vàng SJC vẫn còn nguyên vẹn, được bổ sung thêm 800 triệu đồng do có các năm không phát giải thưởng nên nhập vào theo quy định của điều lệ. Sổ sách và chứng từ chi xuất đều minh bạch rõ ràng. Tài chính thu chi hằng năm của quỹ này làm đúng theo luật pháp. (Ủy ban Giải thưởng Trần Văn Giàu)
Trước ngày GS Trần Văn Giàu đi xa, một số nhà nghiên cứu đã sơ bộ tổng kết các tác phẩm của ông và nêu lên 3 công trình triết học đáng chú ý là: Biện chứng pháp (1955), Vũ trụ quan (1956), Duy vật lịch sử (1957) và 2 công trình về lịch sử tư tưởng quan trọng: Sự phát triển của tư tưởng ở Việt Nam từ thế kỷ 19 đến Cách mạng tháng Tám (1993, dày hơn 1.000 trang), Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam (1993). Ông chủ biên bộ Lịch sử cận đại Việt Nam (1963) và đồng chủ biên (với nhiều tác giả) bộ Địa chí văn hóa TP.HCM (1998)... Theo PGS Trần Hữu Tá “thành tựu của ông trong lĩnh vực nghiên cứu lịch sử đa dạng và phong phú hơn cả; trong hoạt động nghiên cứu văn học, ông đã khảo sát toàn bộ nền văn học dân tộc, từ văn học dân gian đến văn học hiện đại. Ông không dựng những bức tranh toàn cảnh, hệ thống của văn học lịch sử Việt Nam mà đi sâu, đột phá vào một số trọng điểm như thần thoại, truyền thuyết”.
Các nghiên cứu về ông chắc chắn sẽ còn tiếp tục. Phần chúng tôi, nhớ lại cách đây đã lâu, trong một dịp đến nhà chúc mừng sinh nhật giáo sư, đã nghe ông phát biểu về mình như sau: “Tôi nói ngay rằng tôi không phải là một nhà văn, cũng không phải là nhà nghiên cứu văn học. Tôi là một thầy giáo về sử, mong muốn tìm hiểu lịch sử tư tưởng Việt Nam mà văn học là kho chứa đựng nhiều tư liệu có liên quan. Vì vậy khi nghiên cứu văn học, tôi chú ý đến vấn đề tư tưởng hơn là những vấn đề khác. Những bài viết đăng báo trong mấy chục năm được tôi chọn đưa vào tập Trong dòng chủ lưu của văn học Việt Nam: tư tưởng yêu nước. Tôi đề cập đến tư tưởng chủ yếu của người Việt thời cổ qua những chuyện đứng đầu trong thần thoại và truyền thống; cuộc đấu tranh giữa thần bí và duy lý trong Phật giáo Giao Châu thế kỷ V; mấy đặc điểm trong nội dung tư tưởng của thơ văn đời Lý: Lý Thường Kiệt với Lộ bố đánh Tống và Nam quốc sơn hà; Trần Quốc Tuấn với Hịch tướng sĩ; về Nguyễn Trãi, người đứng đầu một văn phái yêu nước, thương dân, có tư tưởng cao cả; về Nguyễn Đình Chiểu với Đạo làm người; về Phan Bội Châu: chính khách, nhà văn, nhà tư tưởng; về chữ quốc ngữ La-tinh: từ vũ khí xâm lược của thực dân trở thành vũ khí đấu tranh giải phóng dân tộc; về chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa cộng sản…”.
Những khẳng định ấy đăng trên Báo Thanh Niên trước đây, được giáo sư đọc và xác nhận. Nay tuy vĩnh biệt chúng ta, song sự nghiệp của giáo sư vẫn còn đó, xúc động và hiển nhiên như tồn tại của Giải thưởng khoa học Trần Văn Giàu do giáo sư sáng lập và hiến tặng 1.000 lượng vàng lấy từ tiền bán nhà của mình để làm quỹ ban đầu cho giải thưởng.
Giải được trao theo tâm nguyện của giáo sư cho 2 lĩnh vực mà cả đời giáo sư đã nghiên cứu và giảng dạy, đó là lịch sử và lịch sử tư tưởng. Theo ông Tô Bửu Giám, hiện là Chủ tịch Ủy ban Giải thưởng Trần Văn Giàu, thì điều giáo sư mong mỏi là các thế hệ tiếp nối sự nghiệp của giáo sư, nhất là những nhà khoa học trẻ, sẽ tiếp tục đi sâu nghiên cứu và sáng tạo trên hai lĩnh vực này trên vùng đất phía nam của Tổ quốc (Nam Bộ và cực Nam Trung Bộ - B2 thời kháng chiến).
Mỗi năm có hai giải, giá trị như nhau: một cho lĩnh vực sử học, một cho lĩnh vực tư tưởng; yêu cầu của mỗi lĩnh vực là những phát hiện có tính sáng tạo, những gì mới, có nghĩa là những vấn đề chưa được nghiên cứu hay đã nghiên cứu nhưng chưa sâu, chưa có luận cứ khoa học giải thích vững chắc, chưa in thành sách hoặc đã in thành sách thì không quá hai năm kể từ ngày in và phát hành. Ủy ban giải thưởng nêu rõ: “Cái MỚI hoàn toàn không có nghĩa xuất phát từ số không mà có sự tiếp nối kế thừa nhưng có điểm khám phá mới – ví như cuốn Óc Eo, vấn đề đã đặt ra do bác sĩ Gore từ 1879 và L.Malleret (1937-1941), Óc Eo được khai quật đầu tiên năm 1943. Đề tài nghiên cứu đa dạng, phong phú, không cứ chỉ là đề tài bác học mà còn cả về những vấn đề ta đã tiếp xúc trong cuộc sống hàng ngày, nhưng chưa đi sâu lý giải như tên một tỉnh, một vùng đất, một nhân vật, một tập quán, một đạo giáo, một phong tục riêng của vùng đất B2. Người tham gia bất kể là sống ở vùng miền nào, người Việt tại nước ngoài đều có thể dự giải”.
Ngoài những điểm nêu trên, cũng theo ông Tô Bửu Giám, điều quan trọng theo nguyện vọng của giáo sư là phát hiện, nghiên cứu, lý giải những gì MỚI để làm giàu cho đời sống văn hóa xã hội của một vùng đất mới chỉ khoảng 500 năm (nếu kể từ ngày Lễ thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh vào Nam chính thức đưa vùng đất này vào cương vị lãnh thổ Việt Nam thì chỉ hơn 300 năm), một thời gian rất ngắn so với lịch sử trên 4.000 năm của Tổ quốc chúng ta:
“Cái MỚI như trên đã nói là cái khó nhất. Tâm tư, nguyện vọng của giáo sư, người suốt đời nghiên cứu, viết sách, dạy sử Việt Nam, là muốn trong giáo trình giảng dạy, nghiên cứu có thêm những tài liệu, sử liệu tiêu biểu cũng như lịch sử khai phá, xây dựng của vùng đất này để không chỉ cho nhân dân miền Nam mà cả nước cùng biết, cùng thêm yêu quý Tổ quốc hùng vĩ, giang sơn gấm vóc Việt Nam, để cùng chung sức bảo vệ, xây dựng cả trong hiện tại và ngàn đời về sau”. Tuy có quy định mỗi năm phát giải một lần, nhưng trong 8 năm qua, kể từ khi giải thưởng bắt đầu hoạt động vào tháng 7.2002, mặc dù rất cố gắng, chỉ mới trao được 5 giải, chưa đáp ứng được kỳ vọng của người sáng lập ra giải. Vì thế Ủy ban giải thưởng nhận thấy chỉ có một giải cho mỗi lĩnh vực lịch sử và lịch sử tư tưởng mà không có giải 2, giải 3 và giải khuyến khích là thiếu hấp dẫn cho người nghiên cứu muốn dự giải vì rất khó mà đạt giải (dù giá trị mỗi giải khá cao - khoảng 100.000.000đ đến 250.000.000đ/mỗi giải). Ủy ban giải thưởng cũng có nhiều lần đề nghị với giáo sư thêm giải 2, 3, giải khuyến khích và chia tiền thưởng của một giải này làm 2, 3 giải, nhưng giáo sư đều không đồng ý vì cho rằng 1 giải với giá trị giải thưởng cao để động viên người nghiên cứu tìm hiểu và phát hiện ra vấn đề mới. Trước ngày GS Trần Văn Giàu qua đời khoảng một năm, Ủy ban giải thưởng đã gợi ý các đề tài dưới đây:
1. Về lịch sử vùng đất, con người thì Nam Bộ rất phong phú. Chỉ riêng quá trình hình thành vùng đất Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ... đã có nhiều điểm cần nghiên cứu. Lịch sử hình thành thôn xóm Nam Bộ, lịch sử đấu tranh với thiên nhiên trong khai hoang lập đất, đấu tranh để bảo vệ vùng đất trong mối quan hệ giữa các nước láng giềng, trong nội bộ miền đất mới này... cũng đặt ra nhiều vấn đề cần đi sâu, giải thích cặn kẽ để hiểu đúng. Về các nhân vật lịch sử gắn với vùng đất B2 cũ rất nhiều và mỗi nhân vật đều có những nét riêng rất tiêu biểu.
2. Về lịch sử tư tưởng thì các lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo, đặc biệt chỉ có riêng trong Nam như đạo Cao Đài, Hòa Hảo, Tứ Ân Hiếu Nghĩa, các đạo như: đạo thờ cúng ông bà, đạo Dừa, đạo Ông Trần, lịch sử, ý nghĩa các lễ thờ cúng Ông Bổn, bà Thiên Hậu, các lễ Nghinh Ông, thờ Nam Hải Ngạc Thần cùng các tín ngưỡng tôn giáo của đồng bào Chăm, gốc Khmer, gốc Hoa như đạo Bà La Môn, Ấn giáo, Phật giáo Đại thừa, Tiểu thừa... rất cần được đi sâu tìm hiểu. Về đạo đức ảnh hưởng của Lão giáo, Khổng giáo biến dạng ở Nam Bộ như thế nào? Các phong tục tập quán, các lễ hội ở B2 rất đa dạng: các Tết Nguyên tiêu, Tết Dolta, Tết Chol Xờ Nam Thmây, Tết Rơ mư wan (của dân tộc Chăm), ngày hội Diên Trì, lễ Vu lan, lễ hội Bà Chúa Xứ (An Giang), núi Bà Đen (Tây Ninh)... đều rất đông người đến dự, các dân tộc đều coi như ngày hội của mình... Tất cả đều cần nghiên cứu kỹ nguồn gốc truy tầm lịch sử tư tưởng, ý nghĩa tâm linh của nó.
*** Quỹ ban đầu do giáo sư đưa ra là 1.000 lượng vàng SJC vẫn còn nguyên vẹn, được bổ sung thêm 800 triệu đồng do có các năm không phát giải thưởng nên nhập vào theo quy định của điều lệ. Sổ sách và chứng từ chi xuất đều minh bạch rõ ràng. Tài chính thu chi hằng năm của quỹ này làm đúng theo luật pháp. (Ủy ban Giải thưởng Trần Văn Giàu)
Giao Hưởng (Báo Thanh Niên ngày 19.12.2010)
***
Vĩnh biệt giáo sư Trần Văn Giàu
Giáo sư, Anh hùng Lao động, Nhà giáo Nhân dân Trần Văn Giàu, nguyên Bí thư Xứ ủy Nam Kỳ, Chủ tịch Ủy ban Hành chính kháng chiến Nam Bộ đã từ trần lúc 17 giờ 20 phút ngày 16.12, tại Bệnh viện Thống Nhất TP.HCM.
Nhà cách mạng lão thành, người thầy của nhiều thế hệ người thầy, cây đại thụ của giới khoa học, sử học Việt Nam ra đi ở độ tuổi 100, để lại niềm thương tiếc trong lòng đồng chí, đồng nghiệp, học trò, độc giả và người dân cả nước.
Cùng với sự nghiệp cách mạng, giáo sư còn có một sự nghiệp đồ sộ và vẻ vang không kém trong lĩnh vực giáo dục, nghiên cứu, đặc biệt là về sử học và triết học. Ông từng công tác, giảng dạy tại khoa Lịch sử - Đại học Tổng hợp Hà Nội từ khi thành lập trường năm 1956. Ông là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu, các tác phẩm về lịch sử Việt Nam, lịch sử vùng đất Nam Bộ, Sài Gòn - TP.HCM, lịch sử tư tưởng của Việt Nam trong thế kỷ 19 và 20. Giáo sư cũng là người đã có công đào tạo nhiều nhà nghiên cứu, nhà sử học đầu ngành của Việt Nam.
Với những cống hiến to lớn cho cách mạng, cho đất nước, giáo sư Trần Văn Giàu đã được Đảng, Nhà nước tặng thưởng nhiều phần thưởng, danh hiệu cao quý: Huy hiệu 80 năm tuổi Đảng, Huân chương Hồ Chí Minh, Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới, Nhà giáo Nhân dân, Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt 1 (1996) và nhiều phần thưởng cao quý khác. Những năm cuối đời, giáo sư Trần Văn Giàu đứng ra sáng lập và tặng 1.000 lượng vàng của mình để làm quỹ ban đầu cho Giải thưởng khoa học Trần Văn Giàu, với từ 150 triệu đến 200 triệu đồng mỗi giải. Đến nay, sau hơn 8 năm hoạt động (kể từ tháng 7.2002), quỹ đã trao được 5 giải, lần trao gần nhất vào đúng ngày mừng thọ giáo sư 100 tuổi vào 6.9 năm nay. Theo tâm nguyện của giáo sư, giải thưởng khoa học này trao hằng năm cho hai lĩnh vực mà cả đời giáo sư nghiên cứu và giảng dạy, đó là lịch sử và lịch sử tư tưởng...
No comments:
Post a Comment