31.5.11

Hai cuốn sách về Trung Quốc




Giấc mơ Trung Quốc - Tư duy nước lớn và định vị chiến lược trong thời đại hậu Mỹ

Thế kỷ XXI là thế kỷ chứng kiến cuộc đua tranh quyết liệt giữa hai siêu cường Mỹ – Trung Quốc để giành vị trí số Một thế giới. Giấc mơ Trung Quốc là cuốn sách đầu tiên công khai tuyên bố mục tiêu thay Mỹ lãnh đạo thế giới, trở thành đất nước lãnh tụ, quốc gia giàu mạnh nhất trên trái đất của Trung Quốc.

Khám phá Giấc mơ Trung Quốc, bạn đọc sẽ tìm thấy đầy đủ những luận điểm chứng minh truyền thống “nhất thế giới” của Trung Quốc; điều kiện, lí do để Trung Quốc đảm nhiệm vai trò quốc gia lãnh tụ; bản chất của ngôi vị quán quân thế giới; mô hình cạnh tranh Mỹ - Trung Quốc; chiến lược của Trung Quốc để giành vị trí siêu cường số Một;… Giấc mơ Trung Quốc cũng chỉ ra thuyết “Trung Quốc sụp đổ”, vạch rõ những mặt tiêu cực “nhất thế giới” của Trung Quốc, cảnh báo dân tộc đã tới lúc nguy hiểm, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thay đổi và trỗi dậy.

Giấc mơ Trung Quốc là cuốn sách cho thấy cái nhìn toàn diện về khát vọng và quyết tâm biến giấc mơ thành hiện thực của người dân nước này. Đồng thời, đây cũng được coi là cuốn sách gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh giới lãnh đạo Trung Quốc cần phải cứng rắn hơn với Mỹ.

20.5.11

Tài liệu tham khảo lịch sử Cách mạng cận đại Việt Nam









Bộ Tài liệu tham khảo lịch sử Cách mạng cận đại Việt Nam gồm 12 cuốn, hiện có 7 cuốn (thiếu các cuốn 1, 8, 9, 11, 12). Ngoài ra còn có thêm một cuốn Việt Nam vong quốc sử - Phan Bội Châu (Nxb Văn Sử Địa, Hà Nội, 1958)

Tập 2: Khởi nghĩa Yên Thế, khởi nghĩa của các dân tộc miền núi (in lần thứ hai có bổ sung, Nxb Văn Sử Địa, Hà Nội, 1958)

Tập 3: Những phong trào đấu tranh cách mạng từ đầu thế kỷ XX đến hết Đại chiến thứ nhất (in lần thứ hai có bổ sung, Nxb Văn Sử Địa, Hà Nội, 1958)

Tập 4: Phong trào đấu tranh đòi tự do dân chủ và các chính đảng thành lập sau Đại chiến lần thứ nhất (in lần thứ hai có bổ sung, Nxb Văn Sử Địa, Hà Nội, 1958)

Tập 5: Tân Việt Cách mạng Đảng, Việt Nam Quốc dân Đảng (in lần thứ hai có bổ sung, Nxb Văn Sử Địa, Hà Nội, 1958)

Tập 6: Thời kỳ từ 1930 - 1935 (Ban Nghiên cứu Văn Sử Địa xuất bản, 1956)

Tập 7: Thời kỳ Mặt trận bình dân (Ban Nghiên cứu Văn Sử Địa xuất bản, 1956)

Tập 10: Phong trào chống Phát xít, chống chiến tranh và các cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn, Nam Kỳ, Đô Lương (Nxb Văn Sử Địa, Hà Nội, 1957)

4.5.11

Rừng Na Uy


"Tôi trông cửa hàng từ sáu giờ đến mười rưỡi và bán được mấy bộ đĩa, nhưng chủ yếu tôi chỉ ngồi ngây ra đó, nhìn dòng người khác nhau đến kỳ lại đi như nước chảy ở ngoài phố. Có người đi cả nhà và có những cặp đôi, có những đám say rượu và những bọn du côn, có những cô gái váy ngắn rất sinh động và những dân hippy râu dài, có những chị bán bar và những người không biết thuộc loại gì. Khi tôi vặn nhạc rock hạng nặng, dân hipy và đám trẻ bỏ nhà đi bụi sẽ tụ tập bên ngoài tiệm để nhảy nhót và hít dầu pha sơn hoặc ngồi thẩn ra đó, còn khi tôi văn Tony Bennett thì bọn họ sẽ tản đi hết.

Bên cạnh là một cửa hàng bán "đồ chơi người lớn" của một lão trung niên có cặp mắt ngái ngủ. Tôi không thể tưởng tượng ai là ngưởi sẽ mua những phụ tùng tình dục mà lão bày bán ở đó, nhưng hình như cửa hàng của lão đang phất như diều thì phải. Trong ngõ bên kia đường hơi cheo chéo cửa hàng, tôi thấy một sinh viên say rượu đang nôn ọe. Còn cũng bên kia đường mà chếch về phía này thì có một hàng chơi game, và một người đầu bếp của tiệm ăn gần đó đang tiêu giờ giải lao với trò bingo phải đặt cọc bằng tiền mặt. Dưới mái hiên một nhà hàng đã đóng cửa, một gã vô gia cư đen đủi đang nằm bất động, Một con bé bôi môi hồng nhạt trông chưa đến mười hai hoặc mười ba bước vào và xin tôi bật bài "jumpin' Jack Flash" của nhóm Rolling Stone. Khi tôi tìm thấy cái đĩa đó và vặn nó lên thì con bé bắt đầu búng ngón tay theo nhịp và ngoáy đít nhảy quanh trong tiệm. Rồi nó hỏi xin tôi một điếu thuốc lá. Tôi cho nó một điếu lấy của ông chủ, và con bé rít lấy rít để đầy vẻ biết ơn. Khi đĩa đã chạy hết, nó bỏ đi mà chẳng thèm có một cử chỉ nào gọi là "cảm ơn". Cứ độ mười lăm phút tôi lại nghe tiếng còi của xe cứu thương hoặc xe cảnh sát. Ba ông chủ sự công ty say mèm vẫn đóng bộ comlê cà-vạt đang khật khưỡng qua trước cửa, và cứ mỗi lần đồng thanh hô lớn "Đít đẹp!" về phía một cô gái tóc dài rất xinh đang đứng trong trạm điện thoại, họ lại phá lên cười với nhau đến thất thanh.

Càng quan sát, tôi càng thấy hoang mang. Tất cả có nghĩa gì đây? tôi tự hỏi. Có thể có nghĩa gì được đây?"

Ngoài những đoạn miêu tả tình dục thì những câu trên của Rừng Na Uy khiến tôi rất thích. Nó làm cho sự trống trải, bất lực trước cuộc đời từ thuở mới lớn cho đến hiện tại càng thêm sống động. Chính vì vậy mà tôi thích đọc Rừng Na Uy, mỗi lần đọc lại cuốn truyện này là mỗi lần tôi thấy như được trở lại với chính mình, trở lại với tâm trạng ngổn ngang và đầy hứng thú, trở về với bản ngã cá nhân một thời chất chứa đầy những tư duy hiện sinh và những con đường minh triết...

Nhiều lúc tôi tự hỏi mình đã làm gì thế này với cuộc đời mình, rốt cuộc rồi tôi cũng chỉ còn lại là một người cần mẫn sớm tối để chết dần mòn trong sự bất lực. Và những lúc như thế, những cuốn sách như Rừng Na Uy như khơi dậy lòng nhiệt huyết bị dìm sâu trong tâm hồn tôi lên chút ít để cho tâm hồn tôi tiếp tục được nung nấu bởi các khả năng sắp thành...