26.10.10

Sách của Trần Đức Thảo

Triết gia lữ hàng Trần Đức Thảo, Nhiều tác giả, Nxb ĐH QG HN, 2006

Sự hình thành con người, Trần Đức Thảo, Nxb ĐH QG HN, 2004 (bản bìa mềm)


Sự hình thành con người, Trần Đức Thảo, Nxb ĐH QG HN, 2004 (bìa cứng)
Hiện tượng học và Chủ nghĩa Duy vật biện chứng, Trần Đức Thảo, Nxb ĐH QG HN, 2004 (bìa mềm)


Hiện tượng học và Chủ nghĩa Duy vật biện chứng, Trần Đức Thảo, Nxb ĐH QG HN, 2004 (bìa cứng)

Vấn đề con người và Chủ nghĩa "lý luận không có con người", Trần Đức Thảo, Nxb TP.HCM, 2001 - bản in lại theo bản in lần đầu (cũng ghi là in lần thứ hai)

Vấn đề con người và Chủ nghĩa "lý luận không có con người", Trần Đức Thảo, Nxb TP.HCM, 1989 - bản in lần thứ hai có viết thêm


Tìm cội nguồn của ngôn ngữ và ý thức, Trần Đức Thảo, Nxb Khoa học xã hội, 2003


Tìm cội nguồn ngôn ngữ và ý thức, Trần Đức Thảo, Nxb VH-TT, 1996
Triết lý đã đi đến đâu, Trần Đức Thảo, Ban đại diện SVPK Văn học và KHVN ấn hành tại Sài Gòn, 1971


Triết lý đã đi đến đâu?, Trần Đức Thảo, Nxb Minh Tân, Paris, 1950


Triết lý đã đi đến đâu? của Trần Đức Thảo, Nxb Minh Tân in tại Paris năm 1950, sau mấy năm tìm kiếm cuối cùng cũng có. Anh bạn chơi sách nổi danh Sài Gòn H.M sở hữu nó phải mất một ngày bóp trán mới quyết định chuyển nó đi, anh ta có nói là loại này không thuộc gu nhưng mà chắc cũng đắn đo nhiều. Tập sách mỏng chỉ hơn 60 trang mà để có nó cũng mất biết bao công sức. Trước đây, cũng dùng bao cách gạ gẫm nhằm đổi, mua được cuốn này của một tay chơi sách ở Bình Thạnh mà cũng chẳng được. Tay chơi sách triết "hoành tráng" có biệt danh "thiền sư" này cuối cùng cũng chỉ chuyển nhượng cuốn in lại tại Sài Gòn. Chính vì vậy, khi có được cuốn này thì mới thấy là niềm vui mừng lớn biết bao. Chẳng là cuốn này nếu về giá trị vật chất thì cũng không cao quá như giá mình mua, nhưng về sở thích cá nhân thì để có nó thì thật là bây giờ khó kiếm, không biết lùng ra ở đâu.

25.10.10

Tủ sách mới

Di cảo thứ chín của Bùi Giáng


Nhân kỷ niệm 12 năm ngày mất thi sĩ Bùi Giáng (7-10-1998, nhằm ngày 17-8 Mậu Dần - 17-8 Canh Dần), NXB Văn hóa Văn nghệ liên kết với nhà sách Quỳnh Na chính thức phát hành tập di cảo thứ chín mang tên "Ký ức" của tiên sinh Bùi Giáng. Tập thơ này được ông sáng tác vào cuối năm 1996, hai năm trước khi Trung niên thy sỹ về chín suối.

Trước khi về chín suối
Em xin gửi đá vàng
Của trăm năm buồn tủi
Về trở lại nhân gian (Trước khi)

Tôi có sự yêu thích kỳ lại đối với thơ Bùi Giáng, một sự say mê cuồng nhiệt đến nỗi những bài thơ của tôi hầu như đều có âm hưởng của ông. Một sự yêu thích không thể lý giải nổi khi có nhiều câu, nhiều bài của ông, tôi đọc không hiểu hết được ý nghĩa... Mà thật sự thì cũng không cần để hiểu ý nghĩa một bài thơ của Bùi Giáng, chỉ cần cảm xúc thôi, nó sẽ đưa ta lên những triền xa lạ, sâu thẳm của linh hồn con người, trong thế giới siêu hình lung linh vẻ đẹp của suối nguồn mây trắng, của những miền hoang lạc lạ lùng của bàn tay, đôi môi...

Ông đi bề bến Suối Vàng
Ông ngồi cuối Ngọn Điêu Tàn chào nhau (Ký ức)

Tôi về gửi lá đầu cây
Mốt mai từ giã ngàn mây muôn vàn
Tôi về chín suối lang thang
Tìm em kiếp trước theo tràng giang trôi
Ngổn ngang kỷ niệm nỗi đời
Trong lồng chim hót ngoài trời gió bay. (Gửi lá đầu cây)

Vài cuốn Bách khoa


Tạp chí Bách khoa đến với mình toàn là được tặng, 9 cuốn trên của người bạn miền rừng trao cho trong một chiều lưu luyến chia tay sau nhiều năm dài bặt tin tức. Mới đây, ba của người bạn học thời thơ dại cũng cho thêm mấy chục tờ...

L'art à Hué

May mắn sao lại có được cuốn L'art à Hué, chưa kiểm tra xem là bản in năm nào (1919 hay 1930). Trích một đoạn thơ trong sách:

Toàn màu xám, bất động, những đồi xanh cồn cát.
Mang trong sóng xao những tiếng hát anh lái đò.
Dòng sông Hương dưới những dãy tường thành trân trọng
Chiếu hình nghiêng bóng dáng Kỳ đài...

(Huế, V.Muraire, bản dịch in trong Những người bạn cố đô Huế, tập VI-A, Nxb Thuận Hóa, 1998)